Bài viết chuyên môn

Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

# Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

Vũ Dự / 11/2/2019 10:45:57 PM

Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình có thể chia thành hai giai đoạn thực hiện: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thực hiện đầu tư. Quy trình triển khai gồm 9 bước...

Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực xây dựng, các dự án mọc lên ngày càng nhiều với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, hệ thống pháp luật hiện cũng đang dần hoàn thiện tạo nên một quy trình thống nhất và hoàn chỉnh cho lĩnh vực Quản lý đầu tư xây dựng. Trong quá trình hình thành một dự án có sự tham ra của rất nhiều bộ phận liên quan đặc biệt là của các cơ quan nhà nước vì vậy mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng môt quy trình chuẩn, đầy đủ và đúng pháp luật. 

Với bất kỳ một dự án đầu tư xây dựng nào để hình thành và đến tay người sử dụng đều tuân theo bốn hệ thống Luật (bộ luật) sau:

1. Luật về quy hoạch: Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch đô thị;

  • Luật Quy hoạch số: 21/2017/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2017
  • Luật số 30/2009/QH12 của Quốc hội : Luật Quy hoạch đô thị

2. Luật về đầu tư: Luật Đầu tư, Luật đấu thầu;

  • Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
  • Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

3. Luật về tài nguyên: Luật đất đai; Luật tài nguyên biển; Luật môi trường…

4. Luật về xây dựng: Luật xây dựng số 50/2014/QH13 quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Ngoài ra đối với các dự án đặc thù còn liên quan đến các Luật, Nghị định, thông tư chuyên ngành.

Quy trình thực hiện đầu tư xây dựng được quy định trong Điều 6, Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng do Chính phủ ban hàng ngày 15/ 06/2015. Quy trình có thể chia thành hai giai đoạn thực hiện: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư và Giai đoạn thực hiện đầu tư. 

Quy trình triển khai gồm 10 bước, cụ thể như sau:

Giai đoạn I: Chuẩn bị đầu tư

Bước 1: Về quy hoạch

Với bất kỳ dự án ĐTXD nào muốn hình thành đều cần phải kiểm tra lại quy hoạch của khu vực dự án dự kiến hình thành, mấu chốt là việc nhà nước quản lý dự án theo quy hoạch nên bắt buộc dự án muốn hình thành phải có quy hoạch chi tiết (QHCT). Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt QHCT là của chính quyền đại phương.

Quy trình quy hoạch gồm các bước:

  • Xin cấp phép quy hoạch
  • Lập quy hoạch 1/2000
  • Thỏa thuận quy hoạch kiến trúc
  • Lập quy hoạch 1/500
  • Phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và các phương án kiến trúc sơ bộ

Việc rà soát quy hoạch nhằm hai mục đích:

  1. Mục đích thứ nhất: Dự án nằm tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết Nhà đầu tư (NĐT) cần chờ địa phương lập quy hoạch chi tiết tuy nhiên thông thường NĐT thường đề xuất tài trợ lập QHCT.
  2. Mục đích thứ hai: Dự án nằm tại khu vực đã có quy hoạch chi tiết NĐT tùy theo mục đích của mình cần xin điều chỉnh QHCT để đáp ứng mục đích, hiệu quả đầu tư.

Chú ý rằng NĐT chưa chắc đã trở thành Chủ đầu tư dự án sau này.

Bước 2: Về lựa chọn Nhà đầu tư

Sau khi đã có Quy hoạch chi tiết được phê duyệt theo đúng quy trình, Địa phương cần tiến hành lựa chọn Nhà đầu tư. Có ba hình thức lựa chọn Nhà đầu tư:

  • Hình thức thứ nhất: Đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư.
  • Hình thức thứ hai: Đấu giá quyền sử dụng đất chỉ áp dụng với đất sạch (đã được giải phóng mặt bằng).
  • Hình thức thứ ba: Quyết định chủ trương đầu tư/ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là hình thức chỉ định Chủ đầu tư, hiện nay đang hạn chế áp dụng tại các địa phương.

Bước 3: Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và Hồ sơ thiết kế cơ sở

CĐT thực hiện lập, trình thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và Hồ sơ thiết kế cơ sở để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo việc lập, trình thẩm định tuân thủ theo quy định của Luật xây dựng.

Bước 4: Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc xác nhận cam kết kế hoạch bảo vệ môi trường (đối với các dự án đấu giá đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và dự án đã thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện thủ tục về môi trường).

Bước 5: Các thủ tục về đất đai

Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Giai đoạn II: Thực hiện đầu tư

Sau khi đã hoàn thành các thủ tục về đất đai và có quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất (chưa cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) là đủ các điều kiện để triển khai các bước thực hiện đầu tư. Bao gồm các bước sau:

Bước 6: Lập, thẩm định, phê duyệt Bản vẽ thi công

Chủ đầu tư lập bản vẽ thi công, thẩm tra thẩm định theo quy định tuy vào quy mô của dự án. Bản vẽ thi công được phê duyệt là cơ sở để triển khai thi công tại hiện trường.

Bước 7: Lập, thẩm duyệt hồ sơ xin thẩm duyệt PCCC

Bước 8: Xin phép xây dựng

Click để xem thêm bài viết về xin phép xây dựng nhà xưởng

Bước 9: Triển khai thi công tại hiện trường 

Bước 10: Hoàn công xây dựng đưa công trình vào sử dụng

Xem thêm bài viết về hoàn công xây dựng nhà xưởng

Đối với các dự án có sử dụng vốn nhà nước các quy trình thẩm định, thẩm duyệt và lựa chọn nhà thầu cần tuân thủ theo các quy định pháp luật có liên quan. 

Kết cấu thép Vsteel

Tin liên quan

Tin khác