Bài viết chuyên môn

Cấu tạo mái tôn

Cấu tạo mái tôn: 03 Điều Bạn Cần Biết

Nguyễn Trang / 3/5/2020 7:42:58 PM

Hiện nay tuy mái tôn đang “thống trị” thị trường xây dựng, không phải ai cũng hiểu hết về các ưu điểm, cấu tạo và chủng loại của nó.

Trên tổng thể một kiến trúc, phần mái là bộ phận rất quan trọng vì nó che chắn ngôi nhà khỏi những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài. Hiện nay tuy mái tôn đang “thống trị” thị trường xây dựng, không phải ai cũng hiểu hết về các ưu điểm, cấu tạo và chủng loại của nó. Vì thế, hãy cùng Vsteel tìm hiểu top 3 điều cần biết về mái tôn để đưa ra sự lựa chọn thích hợp nhất cho tổ ấm của bạn nhé!

Mái tôn – “ông hoàng” của các loại vật liệu?

Mái tôn (hay với tên gọi khác là tấm tôn/tấm lợp) là lựa chọn hàng đầu những năm gần đây tại các công trình xây dựng. Được sản xuất với đa dạng các mẫu mã, mái tôn được coi là “ông hoàng” của các loại vật liệu vì có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng. So với các loại mái lợp khác như mái ngói, mái bê tông, mái kính hay mái nhựa trong suốt, mái tôn có những ưu điểm không thể bỏ qua sau:

  • Chi phí mềm và trọng lượng nhẹ: mái tôn được coi là vật liệu thông dụng nên thường sở hữu mức giá từ thấp tới trung bình, không làm túi tiền “chảy máu.” Ngược lại với trọng lượng chỉ bằng 1/10 các loại mái khác, mái tôn có khả năng chịu lực và che chắn rất tốt.
  • Độ bền chuẩn chỉnh: nếu được lắp đặt cẩn thận, tuổi thọ của mái tôn có thể lên tới trên 10 năm. Trên đà phát triển mạnh của ngành xây dựng, các nhà sản xuất đã sáng chế ra nhiều kiểu mái với khả năng chống cháy, chống nóng, cách âm, tỏa nhiệt, cũng như ngăn nấm mốc và côn trùng.
  • Tính thẩm mỹ cao: Theo nhu cầu của người sử dụng, mái tôn ngày càng có nhiều kiểu dáng, màu sắc phong phú. Một số loại mái tôn được thiết kế giống với mái ngói thật tới 90%.
  • Lắp đặt nhanh và tiện lợi: Do có cấu tạo đơn giản và trọng lượng nhẹ, mái tôn giúp tiết kiệm không những thời gian mà còn cả vật liệu thi công.
  • Chống dột nhà: Nhờ có bề mặt trơn cứng, mái tôn có khả năng thoát nước nhanh chóng, đảm bảo gia chủ không bao giờ phải lấy chậu hứng nước khi trời mưa. 

Cấu tạo mái tôn

Mái tôn có cấu tạo không phức tạp, bao gồm hệ thống khung vì kèo, hệ xà gồ, tôn lợp và ốc vít. Bạn cần lưu ý những yếu tố sau để chọn và lắp đặt được mái nhà tốt:

Cấu tạo tôn clip

Cấu tạo hệ mái tôn clip

1. Vít và keo silicon

Trên thị trường có rất nhiều loại vít tôn. Nếu có điều kiện bạn có thể chọn dùng các loại vít thép mạ kẽm nhúng nóng đảm bảo khả năng chống ăn mòn. Ngoài ra, hệ thống gioăng cao su cần phải khít để hạn chế nước mưa thẩm thấu qua lỗ hổng.  “Combo” này sẽ giúp mái tôn chống chọi được với môi trường mưa nắng thất thường của nước ta. Trong những vùng  mưa bão giông lốc lớn, bạn có thể sử dụng thêm các ke chống bão để hạn chế việc mái tôn bị giật trong các trường hợp đặc biệt.

2. Mái tôn

Mái tôn như chiếc áo của hệ mái nhà. Dựa vào dạng công trình, yêu cầu chống nóng, thoát nước, đặc điểm ăn mòn của nhà máy... mà chọn loại tôn cho phù hợp.

3. Hệ xà gồ

Dựa vào diện tích lợp tôn, mục đích sử dụng và tính chất riêng của các công trình mà hệ thống vì kèo, xà gồ sẽ cần được thiết kế tương ứng. Đối với các nhà xưởng phục vụ sản xuất, thường dùng xà gồ thép chữ C, Z để tiện cho công tác lắp dựng. Với các công  trình dân dụng có thể dùng thép hộp vì  tiện lợi và có sẵn tại mọi cửa hàng kim khí.

4. Khung vì kèo 

Khung vì kèo mái tôn có nhiều loại, có thể là khung tổ hợp bằng thép hình, vì kèo thép hộp, vì kèo bằng thép V. Đây là bộ phận chịu trọng tải lớn nhất của kết cấu mái. Tùy vào diện tích và mặt bằng thi công cần đưa ra giải pháp vì kèo cho phù hợp, đảm bảo độ chắc chắn, an toàn để mái tôn có thể chịu được những tải trọng của gió bão, hoạt tải người thi công trên mái và tải trần treo...

Điểm danh những loại mái tôn phổ biến:

Để giúp bạn khỏi phải đau đầu khi lựa chọn mái tôn, bài viết sẽ điểm tên ngay 5 loại mái tôn đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường:

1. Tôn một lớp:

Đây là loại tôn phổ biến nhất trên thị trường, là 1 lớp kim loại được mạ màu và mạ nhôm  kẽm chống ăn mòn. Tôn 1 lớp có biên dạng sóng đa đạng sử dụng cho các  loại công trình khác nhau như tôn 5 sóng, tôn 9 sóng hay tôn 11 sóng.

2. Tôn cách nhiệt (tôn mát, Tôn PU PE):

Ngay từ cái tên của loại mái tôn này đã nói lên được đặc tính tiêu biểu của nó: khả năng cách nhiệt, ngăn cản nhiệt lượng từ mặt trời ảnh hưởng tới ngôi nhà. Với lớp lót PVC chống cháy, chống nóng, tôn cách nhiệt không những giúp căn nhà luôn mát mẻ mà còn tăng tính thẩm mỹ cho lớp trần dưới mái.

Tôn 3 lớp

Tôn 3 lớp

3. Tôn lợp giả ngói (tôn sóng ngói):

Loại tôn này thường được dùng cho những kiểu mái có độ dốc lớn hoặc các kiến trúc nhiều mái như nhà biệt thự, villa. Tôn sóng ngói sẽ giúp giảm đi tải trọng lên khung sườn, cột và móng nhà so với việc lợp mái bằng ngói gạch.

Khách hàng có thể chọn kiểu sóng mô phỏng theo dáng ngói tây, với các màu sắc, độ dày đa dạng. Khi thi công, bạn nên lưu ý dùng vít tự khoan để liên kết mái nhà và xà nhà. Loại vít này được xử lý nhiệt và mạ với cường độ cao, giúp mái tôn không trơn trượt và bị cong/gãy mũi.

4. Tấm panel

Panel lợp mái hay còn gọi là tôn 2 mặt tôn. Với mặt 2 mặt tôn và ở giữa là lớp cách âm, cách nhiệt bằng EPS, PU và bông thủy tinh... Tôn panel có giá thành cao và khả năng cách âm cách nhiệt tốt với tính thẩm mỹ cao, được ứng dụng nhiều thời gian gần đây giúp tăng tính thẩm mỹ, hiện đại cho công trình.

Tôn panel

Tôn panel

5. Tôn nhựa PVC

Thay vì sử dụng tấm tôn mạ nhôm kẽm,  loại tôn này được cán sóng nhưng bằng chất liệu nhựa PVC, có tác dụng tăng độ bền và chống ăn mòn trong các môi trường axit, được sử dụng trong một số nhà máy đặc thù có sử dụng hóa chất có tính ăn mòn mạnh.

Cấu tạo mái tôn

Tôn nhựa PVC

Trên đây là những thông tin cơ bản về cấu tạo mái tôn cũng như những lưu ý trong quá trình sử dụng loại mái này. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy bình luận để nhận được sự trợ giúp từ Vsteel.

Kết cấu thép VSTEEL

 

Tags:

Tin liên quan

Tin khác